Năm 2014 Việt Nam mới có TTCK phái sinh

05/09/2018 | Tin từ SSC
Theo kế hoạch, dự thảo Nghị định sẽ được trình Chính phủ trong tháng 12/2013 và ban hành trong năm 2014.
 Nhằm từng bước hoàn thiện cấu trúc của TTCK Việt Nam, trên cơ sở triển khai Quyết định 252/QĐ-TTg ngày 1/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2011-2020, Bộ Tài chính đã thành lập Ban soạn thảo Nghị định của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của thị trường chứng khoán phái sinh.

 

Sau một thời gian triển khai xây dựng, ngày 17/4/2013 tại Hà Nội, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) tổ chức Hội thảo lấy ý kiến đối với các thành viên ban soạn thảo của các Bộ, ngành (Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước; Bộ Tư pháp; Văn phòng Chính phủ) về dự thảo “Nghị định của Chính phủ về thị trường chứng khoán phái sinh”.

 

Phát biểu tại buổi hội thảo, ông Vũ Bằng- Chủ tịch UBCKNN, Trưởng ban soạn thảo Nghị định trực tiếp chủ trì Hội thảo đã nêu lên tính cấp thiết của việc xây dựng khung pháp lý về thị trường chứng khoán phái sinh và những vấn đề đặt trong nội dung dự thảo Nghị định cần xử lý để trình Chính phủ. Trong đó, có những vấn đề về phạm vi điều chỉnh của Nghị định; công cụ giao dịch, cơ chế giao dịch, thanh toán, đối tác bù trừ trung tâm; lộ trình giiao dịch phái sinh...

 

Nghị định của Chính phủ về thị trường chứng khoán phái sinh là văn bản quy phạm pháp luật đầu tiên dưới luật điều chỉnh về thị trường chứng khoán phái sinh tại Việt Nam, mục đích của việc xây dựng Nghị định là nhằm tạo dựng hành lang pháp lý cho việc vận hành thị trường chứng khoán phái sinh tập trung trong thời gian tới theo lộ trình phát triển thị trường chứng khoán đến năm 2020.

 

Sau hội thảo, ban soạn thảo sẽ nghiên cứu tiếp thu ý kiến của các thành viên để hoàn chỉnh dự thảo để đăng Website và chính thức lấy ý kiến các Bộ, ngành và thành viên thị trường.

 

Theo kế hoạch, dự thảo Nghị định sẽ được trình Chính phủ trong tháng 12/2013 và ban hành trong năm 2014.

Nguồn: SSC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây